Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

Các vấn đề mấu chốt trong hợp đồng vay tín chấp

Chuyên mục

Số tiền được vay
Có nhiều trường hợp, số tiền khách hàng nhận được ít hơn số tiền trong hợp đồng vay tín chấp, khách hàng cần biết rõ nguyên nhân để tránh các tranh chấp sau này.
Khi đi vay, thường bên cho vay sẽ khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm khoản vay để tránh rủi ro nợ xấu sau này. Bảo hiểm khoản vay là không bắt buộc, thông thường mức phí này sẽ là 5 - 6% số tiền gốc khách hàng vay.
Tùy theo tổ chức tín dụng, khách hàng khi đăng ký vay tín chấp có thể không nhận đủ số tiền đăng ký vay mà phải trích lại một phần để đóng tiền phí bảo hiểm hoặc khách hàng sẽ nhận đủ số tiền đăng ký vay cộng thêm khoản phí bảo hiểm.
Ví dụ:
- Trường hợp khách hàng sẽ nhận đủ 20 triệu đồng và ngân hàng sẽ ghi số tiền khách hàng vay là 21,1 triệu đồng.
- Trường hợp khách hàng không nhận đủ số tiền vay: Khách hàng đăng ký vay 20 triệu đồng thì chỉ nhận được khoản 18,9 triệu đồng (trừ 1,1 triệu đồng tiền bảo hiểm khoản vay).
Phí bảo hiểm khoản vay so với số tiền vay gốc là không lớn, tuy nhiên khách hàng cần biết rõ về mức phí này để tránh thắc mắc không cần thiết.
Cách thức giải ngân
Hiện nay vay tín chấp có hai cách giải ngân chính là nhận trực tiếp tiền mặt tại điểm giao dịch hoặc nhận tiền qua tài khoản ngân hàng. Có thể giải ngân một lần hoặc chia làm nhiều đợt.
Ví dụ như ngân hàng VPBank, sau khi hồ sơ được duyệt, nhanh nhất là 6 tiếng hoặc đến sáng hôm sau, khách hàng sẽ được nhận tiền qua tài khoản ngân hàng của mình.

Các vấn đề quan trọng trong hợp đồng vay tín chấp
Mức tiền trả góp hàng tháng và lãi suất
Đây là một trong những thông tin quan trọng nhất trong hợp đồng tín chấp. Khách hàng phải ước lượng xem mình có đủ khả năng chi trả với mức lãi suất như vậy không. Một mức lãi suất thấp sẽ giảm bớt gánh nặng nợ rất lớn cho bạn. Đặc biệt khi khoản vay của bạn lên đến hàng trăm triệu. Đã có trường hợp lãi suất khi tư vấn khoảng 1,5%/tháng nhưng khi trả nợ mới biết lãi suất lên đến 3, 4%/tháng. Do đó, không kí hợp đồng vay tín chấp khi ô ghi lãi suất để trống bởi bạn có thể chịu mức lãi suất cao hơn nhiều so với lúc thỏa thuận.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần xem xét kĩ tiền trả góp hàng tháng là bao nhiêu, có đúng với mức lãi suất không? Thường tiền trả góp hàng tháng bao gồm một phần gốc và lãi. Có hai cách tính lãi là theo dư nợ cố định và dư nợ giảm dần. Cho dù theo cách tính lãi nào thì số tiền phải trả cũng bằng nhau.
Xem thêm cách tính lãi suất dựa trên dư nợ gốc và dư nợ giảm dần trong vay tiêu dùng
Cách thức trả nợ
Có nhiều cách thức trả nợ khác nhau, điều mấu chốt là bạn cần trả nợ đúng hạn và đúng số tiền phải trả hàng tháng. Chỉ cần lệch một ngày thôi bạn đã có thể chịu thêm phí phạt trả sai hạn. Hiện có 3 hình thức thanh toán như sau:

  • Bên cho vay sẽ trừ thẳng vào tài khoản ngân hàng của bạn khi bạn lãnh lương chuyển khoản từ công ty.
  • Bạn có thể chuyển tiền mặt qua bưu điện gần nhất đến ngân hàng hay tổ chức tín dụng cho vay tín chấp.
  • Bạn có thể ra tại bất kì ngân hàng nào gần nhất dùng tiền mặt đẻ chuyển khoản qua ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng bạn đã vay tín chấp.

Lưu ý bạn không nên chuyển tiền liên ngân hàng bởi dịch vụ có thể kéo dài từ 3 - 5 ngày, làm chậm trễ thời gian trả nợ, khi đó bạn sẽ bị ghi vào nhóm nợ xấu và có thể chịu thêm mức phí phạt trả trễ.
Phí tất toán trước hạn
Thường khách hàng sẽ phải chịu phí từ 2 - 5% số dư nợ còn lại, một số tổ chức sẽ thu phí cố định bằng tiền mặt được quy định trong hợp đồng.
Để khuyến khích và thu hút khách hàng cho vay tiền, hiện nay một số ngân hàng đã miễn phí tất toán trước hạn hoặc thu phí khá thấp.
Ví dụ trường hợp của OceanBank, các khoản vay ngắn hạn (dưới 1 năm) sẽ chịu mức phí tất toán trước hạn là: 1% x số tiền trả nợ trước hạn (tối thiểu 100.000 đồng).
Các khoản vay trung và dài hạn (dài hơn 1 năm), khách hàng sẽ được miễn phí nếu trả từ thời điểm tròn 3 năm hoặc từ thời điểm tròn nửa thời gian vay trên hợp đồng. Các trường hợp còn lại khách hàng trả 1,5% số dư nợ trả trước hạn và tối thiểu là 200.000 đồng.
Phí trả trễ hạn
Khi vay tín chấp, khách hàng sẽ chịu một khoản tiền phạt nếu trả trễ hạn. Với một số ngân hàng như TechcomBank, ACB, Agribank,...mức lãi suất 150% lãi suất đang áp dụng tại thời điểm chuyển nợ quá hạn hoặc đối với một số tổ chức khác thì mức phạt tối thiểu theo quy định trong hợp đồng khoảng 300.000 đồng.

Điểm 4.6/5 dựa trên 87 đánh giá.

Bài liên quan